Đâm mê thủy sinh là vô tận, và việc tiếp cận với thu chơi thủy sinh thật sự khó khăn. Có nhiều Anh/Em mới tìm hiểu về thủy sinh hay hỏi tôi rằng:
“Bắt đầu chơi thủy sinh cần mua gì, bắt đầu chơi thủy sinh cần làm gì…?”
Và bài chia sẻ dưới đây mong rằng sẽ giúp các bạn có thêm thông tin và kiến thức để có thể chuẩn bị cho bể thủy sinh đầu tiên của mình tốt nhất nhé. Hãy đọc thật kỹ và đừng đừng bỏ qua những lưu ý khi tự làm bể thủy sinh đơn giản tại nhà dưới đây.
Không nên sử dụng bể quá nhỏ hay quá lớn
Hồ thủy sinh đẹp được xem như là một hệ sinh thái thu nhỏ. Hồ nhỏ nên khả năng nước không đảm bảo chất lượng càng cao nếu bạn không có biện pháp xử lý. Còn những hồ thủy sinh lớn, đòi hỏi người chơi phải am hiểu về thủy sinh từ việc chọn đất nến cho tới trồng cây. Vì vậy tốt nhất nên lựa chọn hồ có kích thước vừa phải, phù hợp nhất là từ 50cm – 100cm.
Nếu to quá, công đầu tư và chăm sóc sẽ lớn hơn rất nhiều, và việc mới bắt đầu tìm hiểu và chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ dễ dàng khiến các bạn cảm thấy đuối và nản chỉ với những bể thủy sinh có kích thước quá to lớn, từ đó có thể làm nhụt đi niềm đam mê của bạn.
Vì vậy, hãy cố gắng đầu tư một bể thủy sinh có kích thước trong khoảng 50cm đến 100cm sẽ là tốt nhất cho mọi người.
Chiều cao của bể không nên cao quá
Nếu bạn chọn một chiếc hồ quá cao vì như vậy ánh sáng sẽ không thể chiếu sâu gây ảnh hưởng nhiều tới quá trình quang hợp của các dòng cây mà bạn trồng làm nền, đồng thời quá trình vệ sinh hồ cũng rất bất tiện hơn khá nhiều khi phải thò tay vào sâu hơn. Nếu bạn sử dụng đèn huỳnh quang để chiếu sáng thì chiều cao phù hợp là dưới 60cm còn nếu hồ thủy sinh có chiều cao trên 60cm thì nên dùng đèn Metal Halide.
Và với những gì mình đã trải nghiệm trong 2 năm qua, một bể thủy sinh nên có chiều cao tốt nhất trong khoảng từ 40cm đến 50cm là khá vừa.
Tránh dùng lọc trong bể thủy sinh
Đa số những loại hồ thủy sinh bán trên thị trường là hồ kính dán và không có vách lọc bên cạnh, vì vậy chúng ta sẽ thường mua các bộ lọc bên ngoài để làm lọc cho bể thủy sinh. Hãy mua các bộ lọc đặt bên ngoài, tránh mua các bộ lọc bên trong hồ cá thủy sinh, điều này sẽ giúp bể thủy sinh của bạn thẩm mỹ hơn, tránh việc tác động trực tiếp tới layout trong bể và cũng dễ dàng tháo lắp để vệ sinh hơn. Một lý do nữa đó là sử dụng lọc bên trong sẽ làm dòng chảy trong bể thủy sinh tập trung vào một chỗ và khó có thể điều chỉnh, tùy biến theo layout từng bể.
Hãy mua và dùng các dòng lọc thùng ngoài để có tác dụng tốt nhất nhé. Bạn có thể tham khảo các dòng lọc chính hãng giá rẻ tại: Lọc thùng thủy sinh. Tại đây sẽ có đầy đủ các dòng lọc, thông tin và hướng dẫn các bạn mua các dòng lọc phù hợp cho bể thủy sinh của bạn.
Nền bể thủy sinh
Nếu bạn sử dụng những loại đất nền công nghiệp thì không cần phải lo lắng nhiều, chỉ cần bỏ vào sau đó sắp xếp bố cục rồi trồng cây là được. Mình sẽ chia sẻ cách trải nền hồ thủy sinh hiệu quả nhất. Nếu bạn dùng nền trộn, hãy cố gắng hỏi người bán cách sử dụng nền trộn pha với nền công nghiệp sao tho tốt nhất nhé. Thông thường, chúng ta sẽ dùng nền công nghiệp phủ lên lớn nền trộn.
Còn nếu dùng sỏi nước ngọt trộn cùng những loại phân chuyên dụng cho cây thủy sinh thì yêu cầu sự cẩn thận và tỉ mỉ hơn, và có tỷ lệ rõ ràng. Khi đó bạn không nên sử dụng các viên sỏi quá lớn hay quá nhỏ, điều này sẽ khiến cho việc vệ sinh phần nền khó khăn hơn.
Tóm lại việc làm nền cho hồ thủy sinh rất quan trọng, cần phải nghiên cứu thật lý lưỡng. Tốt nhất độ dày của nên giao đồng trong khoảng từ 6- 8cm.
Không nên thả cá ngay khi mới setup
Một việc rất sai lầm đó chính là việc thả cá ngay khi các bạn setup xong bể thủy sinh, cá cảnh. Tâm lý muốn thả cá hay vội vàng để có một bể thủy sinh đẹp luôn khiến chúng ta gặp phải sai lầm nghiêm trọng này.
Để một bể thủy sinh đạt chất lượng tốt và đủ để thả cá, chúng ta phải trải qua cộng đoạn giúp nước ổn định và khử được phần lớn các chất độc hại thải ra trong quá trình setup tử layout, phân nền… Đây là quá trình thật sự quan trọng giúp bể thủy sinh của bạn khỏe mạnh và mang đến sự ổn định cho hệ động thực vật bên trong nó. Vì vậy nên thay nước khoảng 50% sau 7 ngày set up hồ rồi mới thả cá vào.
Thời gian đầu nên trồng nhiều cây và nhiều chủng loại
Việc trồng nhiều cây cùng nhiều chủng loại trong hồ thủy sinh sẽ hạn chế được sự xuất hiện của rong rêu, và hãy cố gắng trồng các dòng cây cắt cắm vì chúng hấp thụ dinh dưỡng nhanh, từ đó giảm thiểu chất dư thừa dẫn đến việc bùng phát rêu hại, tuy nhiên việc trồng cây thủy sinh cũng yêu cầu người trồng phải có những kiến thức cơ bản và thực sự kiên nhẫn.
Tốt nhất nên chọn những loại cây thủy sinh giá rẻ, dễ trồng. Với khoảng 8000/chậu cây là bạn có thể mua về để trồng và trải nghiệm. Các dòng cây cắt cắm cùng khá dễ sóng, sẽ giúp bể thủy sinh của bạn ít gặp vấn đề hơn trong quá trình tìm hiểu và setup bể thủy sinh đầu tiên của bạn.
Để có được bể thủy sinh đẹp thì sẽ phải bỏ rất nhiều thời gian cũng như công sức để chăm sóc, đây là quá trình không hề đơn giản. Chính vì vậy hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và quan trọng nhất là thật sự kiên nhấn nhé.
Chúc các bạn thành công!