Có lẽ với những người chơi tép sula lâu năm hoặc mới chơi gần đây cũng không còn lạ lẫm với những thông tin này nhưng hiện tại mình thấy có khá nhiều người chơi mới đã, đang và sẽ tiếp cận với dòng tép sulawesi đỏng đảnh nhưng đẹp mê hoặc này thì mình xin tổng hợp lại vài kinh nghiệm và thông tin tuy “cũ” nhưng lại “mới” mà mình “đúc kết” lại được sau gần 10 năm theo đuổi dòng tép sulawesi này.
PHẦN 1: THÔNG SỐ NƯỚC & NHIỆT ĐỘ (PARAMETERS)
Dưới đây là những thông số cơ bản cho tép sula:
- pH: 7.5 – 8.5
- tds: 120-240ppm
- gH: 6-12
- kH: 4-6
- NO3: 0-10
- Temp: 27-30 degrees
Tùy vào nguồn nước mỗi nơi khác nhau mà ta có thể dùng các loại như nước mưa,nước giếng khoan,nước máy hay nước RO kết hợp thêm 1 vài thứ có thể điều chỉnh pH của nước… tất cả nước trước khi đưa vô hồ ta nên xử lí kĩ như khử Clo,sủi Oxi,ngâm trong bồn chứa vài ngày tới 1 tuần thì càng tốt…Với sula thì phải điều chỉnh pH của nước mới muốn thay sao cho gần giống nước cũ trong hồ để tránh làm thay đổi thông số nước của hồ dẫn đến việc tép có thể bi sốc nước.
PHẦN 2: HỆ THỐNG LỌC (FILTER SYSTEM)
Hệ thống lọc lí tưởng nhất với mình cho tới thời điểm này chính là LỌC NGOÀI gồm đầy đủ bông lọc, vật liệu lọc vừa đủ ở trong lọc với công suất vừa phải và dòng chảy từ đầu OUT ko dc quá mạnh, chỉ đủ tạo dòng vừa đủ cho nước luân chuyển để ko làm nhược tép.
LỌC NGOÀI là hiệu quả cho một bể tép sula cơ bản và thậm chí là cả cho tép ong và tép màu.Nó mang lại sự ổn định cần thiết cho bể tép trong thời gian dài hơn so với các loại lọc khác như lọc treo, lọc thác hay là lọc bio; lọc ngoài giúp ta tiết kiệm dc thời gian thay nước nhiều, nhất là đối với người chơi mới chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm soát thông số nước.
- Tuỳ vào điều kiện kinh tế mà chúng ta có thể lựa chọn các loại lọc ngoài phù hợp về công suất cũng như thương hiệu như lọc DIY, Atman, Dophin, Sunsun, Eheim, JBL…
- Vật liệu lọc: Eheim, JBL, Ista…
- Bông lọc: Eheim, JBL, Sera, bông đen cá Koi…
PHẦN 3: ÁNH SÁNG CHO HỒ TÉP SULA (LIGHTING SYSTEM)
- Ánh sáng cho hồ tép sulawesi chỉ cần chọn đèn có độ sáng vừa phải ko nên sáng quá để tép có thể dạn dĩ mò ra ngoài “đi dạo” và kiếm ăn.Do ngoài tự nhiên khu vực tép sinh sống ánh sáng ko bao h mạnh nên khi chúng ta để vậy sẽ giống với môi trường tự nhiên của chúng hơn.
- Đèn mình dùng thấy ổn và cho ra ánh sáng giống ánh sáng ngoài tự nhiên nhất tới thời điểm hiện tại là ĐÈN DÙNG BÓNG T5 6500K DAYLIGHT.
- Để dễ quản lí thời gian chiếu sáng ít thay đổi biến động nhiều thì chúng ta nên dùng thêm 1 timer hẹn giờ riêng cho đèn tự động tắt mở theo ý muốn.Để giúp tép dạn và tránh bị nhát do tắt mở đèn nhiều thì đèn chúng ta nên để liên tục và ko nên ngắt quãng nhiều vì ngoài tự nhiên ánh sáng ko hề có ngắt quãng nhiều lần trong ngày, đây là 1 điểm ít ai để ý.Thời gian chiếu sáng mình đang set cho các bể tép sula của mình là liên tục từ 8:00 sáng -22:00 tối.
- Tiện nói đến phần ánh sáng và đèn cho bể tép thì mình cũng chia sẻ thêm một vấn đề khác liên quan đến nó chính là việc chạy cycle bể để lên rêu tảo làm nguồn thức ăn chính cho tép lúc mới về bể mới của chúng ta.
Đây là kinh nghiệm của mình có gì mọi ngừoi ai có cách nào hay cứ đóng góp thêm.Để xanh thì trong 10 ngày đầu bạn đánh đèn 20-24h/24h (KO ĐÁNH THÊM ĐỂ CÒN KIỂM SOÁT RÊU TẢO KO SẼ DỄ BỊ BÙNG THÀNH TẢO LAM HOẶC RÊU TÓC), tảo nâu lên thì cứ kệ nó chạy tiếp và ko cạo đi nhé (đây chính là mầm tảo ban đầu).
Sau 10 ngày đầu khi nâu nhiều giảm đèn lại còn 10-14h/ngày.Vào ngày thứ 8 thì nhớ thả vài chú cá nhỏ vào để hoàn thành nốt chu trình cycle, chạy bể tầm 4 tuần thì đo lại và điều chỉnh thông số cho phù hợp rồi chạy cycle thêm cho đủ 6 tuần rồi đến tuần thứ 7 thả tép.Để bể lên xanh đều thì phải tầm tháng thứ 4 đổ lên vs bể có số lượng tép đang phát triển bình thường nhé, mình ko dùng mầm tảo hay thuốc men j cả.Với cách này rêu,tảo có thể lên chậm nhưng sẽ bền theo thời gian.
PHẦN 4: THỰC VẬT VÀ ĐỒ TRANG TRÍ TRONG HỒ (PLANTS & DECORATION)
- Loại cây trồng ưa thích của mình trong các bể tép sula chính là các loại tiêu thảo vì các lợi ích sau:
- Có thể chịu được môi trường bể có độ pH cao và phát triển khá tốt
- Rễ của tiêu thảo có khả năng hấp thụ NO3 rất tốt.
- Tiêu thảo thường mọc qui củ và ko phá bố cục bể.
Bên cạnh cây trong bể thì chúng ta cũng không thể không nhắc đến 2 loại đồ trang trí cơ bản nhất mà cũng gần gũi giống ngoài môi trường tự nhiên đó là ĐÁ và LŨA.
- ĐÁ: sử dụng các loại đá ít nhả tạp chất để ko ảnh hưởng tới thông số nước hoặc tăng tds mình hay sử dụng đá xanh (dc dùng trong xây dựng) khá dễ tìm và lại rẻ.
- LŨA: thường thì nên dùng lũa đã ngâm lâu nhả hết màu hết nhớt thì sẽ an toàn hơn cho tép.Các loại lũa có thể dùng là cholla hoặc linh sam.
Đá xếp xen kẽ cùng với lũa để tạo nơi ẩn nấp cho chúng cho phù hợp với tập tính của chúng trong thiên nhiên khá nhát và thích ẩn nấp.Khi đó tép sẽ không cảm thấy stress và dễ thích nghi với môi trường nuôi trong hồ của chúng ta hơn.Đá đóng vai trò khá quan trọng vì rêu và tảo bám đá chính là nguồn thức ăn chính của tép sula.
Trước khi dùng ĐÁ và LŨA để set bể thì để an toàn chúng ta có thể luộc vài tiếng đồng hồ hoặc cả ngày để ra sạch tạp chất đồng thời lũa ra hết màu, sạch nhớt.
PHẦN 5:SET UP BỂ
Phần này mình chỉ nói sơ những món cơ bản cần thiết để set up 1 bể tép sula đơn giản vì bài hướng dẫn set up đã có nhiều rồi.
- Bể: lí tưởng nhất là từ 40-200lit,hồ với thể tích càng lớn sẽ giúp ổn định thông số và môi trường về lâu dài.
Ideal tanks with volume from 40-200litres, big volume tanks will be stable themselves about environment and parameters during long time.
Nền: Onyxsand, Onyx hoặc nham thạch, các loại cát cho mấy ae thích trải nghiệm và ko thích rập khuôn. Dù là nền nào cũng phải rửa qua trước khi dùng nhé. - Lọc: với mình một lọc ngoài là đủ, ko cần thiết phải thêm lọc bio.Vật liệu lọc: có thể chọn 1 trong những loại sau Eheim Subtratpro, JBL Micromec, ISTA…
Sủi Oxy - Đèn: T5 6500K daylight
- Vi sinh: Stability của Seachem hoặc Biodigest.
- Đá xanh để xếp bố cục cho hồ tép
PHẦN 6: THAY NƯỚC VÀ CHĂM SÓC HỒ
- Có rất nhiều bạn hỏi mình là thông số nào chuẩn để duy trì cho bể thì mình xin trả lời chung cho các câu hỏi là mọi thông số chỉ có tính tương đối và mỗi người sẽ tự quan sát và tìm một vài thông số “chuẩn” đối với bản thân để duy trì cho bể tép của mỗi người.Vậy bằng cách nào để tìm ra được thông số đó? Đây là kinh nghiệm nhỏ của mình các bạn có thể tham khảo.Khi bể các bạn bắt đầu có tép mang bầu hoặc chính xác hơn là khi bể bắt đầu có tép con thì các bạn có thể ghi lại thông số bể lúc và lấy làm thông số “chuẩn” cho bể của mình để khi bể có vấn đề gì xảy ra thì chúng ta cứ bám vào thông số đó để điều chỉnh lại.
- Về vấn đề thay nước cho bể, bao lâu thì thay nước? Mỗi lần thay bao nhiêu thì đủ?
Việc thay nước này phụ thuộc vào mỗi người chơi chứ cũng ko có con số cụ thể chính xác nào cả.Tuỳ thuộc vào kinh nghiệm quan sát bể tép của mỗi người chơi mà ta có thể chọn ra được thời gian và lượng nước thay cho bể tép.Khi thấy bể nước hơi bụi, hơi đục, nhiều phân tép trên nền, tép hoạt động chậm chạp kém năng động… thì ta có thể tiến hành thay nước.Lượng nước thay thường dao động từ 10-20% phụ thuộc vào số lượng tép và chất lượng nước trong bể.Thường thì cứ mỗi cuối tuần ta sẽ tiến hành thay nước còn nếu có ít thời gian thì 10 ngày đến 2 tuần là phải thay.Lấy ví dụ như thế này cho mọi ngừoi dễ hiểu, như con người mình ai siêng thì lau nhà hàng ngày, bận rộn thì cuối tuần lau 1 lần cho cả tuần, bận hơn nữa thì 1 tháng lau nhà 1 lần cũng ko sao cả nhưng siêng dọn thì nhà sạch thì bản thân ở cũng sẽ thoải mái hơn là nhà dơ.Từ con người mình suy ra cho con tép cũng vậy, tép ở trong bể 1 tuần mới thay nước cũng sống dc, tép ở trong bể 2 tuần or 1 tháng thay nước vẫn sống dc nhưng bể tép của chúng ta là môi trường nước tù càng để lâu sẽ ko tốt cho tép trong bể đặc biệt là những bể tép đang đông đang phát triển.Lọc ngoài chính là “QUẢ TIM” của bể nhưng chúng ta cũng ko nên dồn hết “trách nhiệm” toàn bộ cho LỌC NGOÀI mà phải kết hợp thay nước định kì hàng tuần đồng thời bổ sung vi sinh để “giảm tải” cho lọc và kéo dài “tuổi thọ” cho bể. - Một mẹo nhỏ để sử dụng thay nước là nên tránh bơm trực tiếp bằng vòi ống lớn hay đổ trực tiếp nước vào thẳng trong hồ sẽ làm môi trường nước trong hồ thay đổi đột ngột chênh lệch nhau nhiều.Bằng cách sử dụng như một ống nhỏ ( loại dùng cho máy oxi ) để làm chậm dòng chảy của nước cũ được thay từ hồ ra và nước mới thay vào hồ.Điều này làm chậm dòng chảy của và kiểm soát nước sẽ thay đổi từ từ mà không ảnh hưởng nhiều đến tép và nhiệt độ hồ không bị thay đổi đột ngột.Chắc hẳn mọi người sẽ thấy đây là việc làm hơi mất công nhưng theo bản thân thấy đây là việc cần thiết với mục đích là để duy trì hệ vi sinh, môi trường cũng như nhiệt độ hồ ổn định và tép vẫn thoải mái,khỏe mạnh ăn uống trong hồ.
PHẦN 7:THỨC ĂN CHO TÉP SULA
Cách đây 10 năm thì đây chính là điều người chơi tép sula phải trăn trở nhiều nhất vì ngoài rêu và tảo trong bể thì người chơi ko biết cho tép sula ăn gì ngoài việc thử các loại thức ăn đạm khác.
Đến thời điểm hiện tại thì thức ăn cho tép sula khá là đa dạng như vỏ đậu nành, thức ăn vi sinh dạng bột, thức ăn dạng viên dạng miếng…của các hãng như CSF,
Borneowild, SLAqua, Pudding…hay các loại lá khô như lá bàng, lá chuối, lá ổi, lá dâu tằm….
Để tép có thể phát triển đều cho tất cả các size từ tép lớn, tép trưởng thành, tép con…thì chúng ta nên kết hợp đồ ăn dạng miếng (viên), dạng bột, đồ ăn tươi để cung cấp đủ chất dinh dưỡng.Nếu được thì chúng ta có thể lập thời gian biểu cho tép ăn để tạo thành thói quen tốt và kiểm soát được chất lượng nước tránh ô nhiễm đặc biệt là tránh được những vị “khách ko mời mà tới” như sán hay thuỷ tức.
KẾT
Dưới đây chính là những thông tin cơ bản cho ngừoi chơi mới và cũ tham khảo mà mình đã trải nghiệm và tích cóp được sau gần 10 năm theo đuổi dòng tép sulawesi đẹp mà đỏng đảnh đến từ Indo này.
Nói cách khác, 10 năm trước chơi tép sula khi thông tin về loại tép này còn khá ít và không có những bài hướng dẫn chơi hay chia sẻ kinh nghiệm thì không khác gì vừa đi vừa mò mẫm vạch lá tìm sâu để tìm đường,để thử nghiệm và đóng cơ số ngu phí cho những trải nghiệm đó.Nhưng cũng nhờ thế mà cũng quen biết thêm biết bao nhiêu anh em bạn bè người chơi từ Việt Nam cho tới nước ngoài để đi cùng, cùng chia sẻ kinh nghiệm, cùng chơi với nhau từ những ngày đầu khi group tép sulawesi của Việt Nam này được thành lập.
Cám ơn mọi người đã bớt chút thời gian ra đọc.
Nguồn: Hội đam mê thủy sinh, cá cảnh, tép cảnh